CHƯƠNG III
Khôi phục sức khỏe
Có những người u-mê quá chưa giác-ngộ được. Họ phải cần đến sự săn-sóc chuyên-cần của thầy thuốc, sự nâng đỡ êm-dịu của những người thân, sự lôi-kéo ồ-ạt của một đoàn-thể. Nhiều khi, im-lìm quá, lại còn phải cần đến những đơn dữ-dội của hoàn-cảnh nó khiêu-động thân-thể và tâm-hồn cho họ.
Ở đây, chúng ta không dự bàn đến những phương-pháp ấy. Là những người yếu-đuối, nhưng đã thành-thực giác-ngộ, chúng ta quả-quyết đi tìm lấy sức-khoẻ cho chúng ta, gây-dựng lấy cho chúng ta những nghị-lực cần-thiết cho cuộc đời hoạt động.
Cõi sống mở rộng cho tất cả những ai muốn đi tới. Có điều là mỗi người chúng ta gặp những cản-trở khác nhau. Bởi vậy, những công-phu cố-gắng của chúng ta không thể nhất nhất rập theo một khuôn được. Ai nấy phải tùy theo tình-trạng của mình mà chọn lấy một con đường thích-hợp hơn cả.
Trước hết, ta hãy khôi-phục lại cái sinh-lực của ta đã bị tản-mác đi. Đó là một công-cuộc chiến-đấu khó nhọc. Đại-để, ta phải đánh kẻ thù ở ba mặt trận, mặt sinh-lý, mặt tâm-lý, mặt xã-hội (1). Trong bọn chúng ta, có người bị yếu-đuối, vì đã làm sai những luật sinh-lý có người bị yếu-đuối hay nghĩ bậy tưởng càn, để cho rối-loạn tâm-hồn, có người bị yếu-đuối vì đã không biết thoát ra khỏi những địa-vị xã-hội ngang-trái, nó rút-mòn sức lực. Vậy phải đánh trúng ngay cái chỗ hiểm-yếu của vòng vây ấy mới chóng giải-cứu cho sinh-lực được.
(1) Theo các thầy thuốc đời này, thì mặt trận sinh-lý quan-hệ hơn cả (tâm-hồn chỉ là cái phản ánh sự sinh hoạt trong cơ-thể, và địa-vị xã-hội là kết-quả của sự cố-gắng của-nhân)
Theo các nhà đạo đức học, thì mặt trận tâm-lý đáng kể hơn cả, (vì tinh-thần hướng dẫn vật-chất)
Theo các nhà xã-hội học, thì ta cứ phải thay đổi hoàn-cảnh bên ngoài tự khác sẽ có ảnh hưởng xâu xa đến thân thể và tâm hồn.
Bao quan-điểm ấy không phải là không đúng sự thực, song không khỏi cố chấp, miễn cưỡng.
Trong cuộc xung-đột này, ở phe địch là những cảm-giác, những tình-cảm, những thành-kiến, những ý-nghĩ của ta từ trước đã kết hợp với nhau thành một bức-ngăn phức-tạp và vững-vàng. Cái bản ngã này sợ-hải và khao-khát; nó bám lấy sinh lực của ta và sui dục sinh-lực đi tìm cho nó những thú rung-động êm-ái và thoả-thích. Nó chỉ cần thế thôi, chỉ muốn có thế thôi. Nó không kể đến thân thể ta bị tàn phá, sinh-lực đã bị tiêu-mòn. Nó hoàn-toàn mù-quáng, nó quyến rũ sinh-lực ta đi theo những khuynh-hướng lầm lạc, gây ra những thói quen tai hại: thói ăn uống bậy bạ, thói dâm-dục, thói lười biếng, thói cẩu-thả, thói vọng tưởng càn rỡ, thói suy nghĩ lông bông, thói ỷ lại, thói trì-trệ...
Từ trước đến nay, những phương pháp luân lý thường không có hiệu quả, vì người ta chỉ lo công kích những thói quen kia - đó chỉ là những cái ngọn - người ta không trông thấy cái bản ngã kia nó mới là cái gốc.
Chỉ trong những lúc giác ngộ, trong những lúc sinh lực vượt ra ngoài cái vòng bản-ngã và làm nở ra những tình cảm đẹp đẽ, làm nở ra trí thông minh rộng rãi, chỉ trong những lúc ấy, bản-ngã mới hiện nguyên hình là “kẻ thù số một” của chúng ta. Lúc bấy giờ chúng ta mới nhận thấy rằng con người thực của chúng ta, cái “tôi” thực của chúng ta không phải là cái bản-ngã yếu hèn và dâm-dục kia; cái “tôi” thực của chúng ta, chính là một sinh-lực đang tìm đường phát-triển. Nó không sợ gì cả, không lo gì cả. Nhưng nó yên qui cái thân-thể và cái tâm hồn mà chính nó điều-khiển, nó cảm-hờn, thù-ghét những cái gì làm hại con người của chúng ta, ngăn trở sự giải-phóng của nó. Đối với nó, bản-ngã là một kẻ thù giảo-quyết không thể dung thứ được.
Nó tìm đánh kẻ thù ở khắp các mặt trận. Nhưng nó biết rằng không thể nhất đán trừ tiệt ngay được một cái họa đã mọc lên và đã bành trướng từ bao nhiêu năm. Phải chờ ngọn lửa mãnh-liệt của sinh-lực giải-phóng mới đốt tan được cái bức-ngăn dày đặc ấy.
Trước khi tới đó, chúng ta phải dựa vào cái lòng thù-ghét bản-ngã, dựa vào cái trí thông minh do sự giác-ngộ làm nở ra. Chúng ta phải tập-trung những tia lửa tản mác của sinh-lực chưa bị tù hãm, chúng ta phải phá đổ những pháo đài, những thành-trì bản-ngã đã xây dựng để ngăn cản, để tàn phá, để chu diệt sinh-lực.
Ở mặt trận sinh-lý, kẻ thù của chúng ta đặt ra những mưu kế hiểm độc nhất, bày ra những trận đồ nguy hiểm nhất. Đó là:
I. Những chất-độc chứa trong thân-thể ta. II. Cái mộng ái-tình. III. Những thú tiêu khiển.
I. — Sự ăn uống bậy bạ mang vào trong cơ thể ta những đồ ăn nhiều chất độc và vi trùng. Bị làm việc nặng nhọc nhiều những cơ quan bài-tiết (như ruột già, thận, phổi, hạch mồ hôi...) không xua đuổi xiết được những cặn bã của sự tiêu hóa, và những cặn bã của các tế bào trong các bộ phận. Những cặn bã ấy nhiễm vào trong máu hoặc ngưng tụ ở mọi chỗ trong thân thể tùy theo tính chất của mỗi thứ (ví dụ chất urée ở máu, acide urique tụ ở các đốt xương, chất đường tụ ở gan, chất mỡ tụ ở dưới da, trùng colibacille thích ruột già, trùng staphylocoque thích thận, trùng streptocoque thích những màng mỏng trong tim...) Lâu dần, những cặn bã ấy tích lũy rất nhiều, làm cho sinh-lực bế-tắc không chuyển-vận được nữa, khi-huyết sinh ra trì-trệ, những bộ-phận yếu dần, hư đi. Lúc đó, chỉ cần một đơn công-kích bên ngoài (ngoại cảm hoặc bệnh thời khí hay nhận một cơn loạn-động của tâm-hồn (nội-thương) là mầm bệnh phát ra, không còn gì ngăn, cản được nữa.
- Bao nhiêu chứng bệnh của thân-thể (như tao-bón, đau gan, đau thận, đau tim, sưng màng óc, lao phổi, đau xương, đau gan...) đều chỉ có một nguyên nhân: những chất-độc và vi-trùng ứ trong thân-thể ta đã làm sinh-lực ngưng-trệ, tê liệt, mòn-mỏi... Lúc nào cái sinh-mệnh của ta bị đe-doạ nguy-kịch lắm, sinh-lực mới lại chồm dậy, phản-kháng một cách dữ-dội. Đó là những kịch-bệnh: làm cho ta sốt nhiều, đau nhiều không ăn; không ngủ được nữa. Nhưng thường-thường thì thân-thể ta vẫn phải đeo-đẳng những cặn bã không tổng ra được chính vì thế mà nó nặng-nề, mệt-mỏi, lừ-đừ, lười biếng. Và cũng chính vì thế mà tình cảm ta bị rối-loạn dở-dang, trí nghĩ ta đen tối, luẩn-quẩn. Ở tâm-hồn ta cũng như ở thân-thể ta, sự sống bị mắc ngẵng, chậm hẳn lại, bầy ra cái cảnh tượng im lìm của một con sông không chảy, của một rừng cây yên ngủ, của một bầu trời vẩn mây im gió!...
Muốn phá tan cái thảm cảnh ấy, ta phải xua đuổi hết những cặn bã ra ngoài thân. Ngày thường người ta tiêm thuốc uống thuốc để lọc máu (?). Đó chỉ là đầu-độc thêm cho thân-thể! Tập thể-dục nhiều cũng không phải là thượng-sách vì không chữa bệnh đến gốc. Chỉ có một phép: nhịn đói (khẩu trai). Đó là cả một phương-pháp y-học tối-tân, mà tôi sẽ nói đến kỹ càng trong quyển “Ăn uống” ở loại thực-hành của bộ “Sức khỏe mới”.
- Sinh-lực của chúng ta đã bị những chất-độc và vi trùng làm ngưng-trệ, cái mộng ái-tình lại xông đến làm cho nó tiêu tan đi nữa. Vì sợ cô-độc, bản-ngã yếu hèn đã biến sự giao-hợp nam nữ, — nó là một tác-động sinh-lý rất tự nhiên, rất giản-dị — ra một vấn đề to lớn, phiền-phức, bí-hiểm. Nó đã coi những cảm-giác gây nên bởi sự đụng chạm của hai xác thịt là những thú tuyệt-diệu của cuộc đời. Và nó xô-đẩy sinh-lực vào con đường hẹp hòi ấy, xô-đẩy thân-thể vào chỗ bại-hoại, xô-đẩy tình-cảm và trí-nghĩ vào một ảo-tưởng rỗng-tuếch. Nó đã thêu dệt ra nhiều hình-ảnh mỹ-miều, (?) nhiều lý-thuyết uyển-chuyển (?) để quyến rũ chúng ta. Cho đến nỗi vừa đây cả một thế-hệ thanh-niên đã đua nhau tàn-phá cái báu vật quý giá nhất, đẹp đẽ nhất, huyền-diệu nhất của đời mình: sinh-lực. Phải, chính một phần lớn sinh-lực của chúng ta tiềm-tàng ở ngay những hạch sinh-dục, để đợi làm một việc sáng-tạo rất thiêng liêng, rất công phu: giữ gìn nòi giống. Đó là một kho sinh lực rất xúc tích.
Phạm vào đó, tức là chặt đến cái gốc của sự sống; phao phí nó đi, tức là tự sát một cách trực tiếp vậy.
Có những kẻ thô bị thường tự phụ về cái lượng dâm dục của họ (họ tự ví như những vĩ nhân đa tài và đa tình!). Họ có biết đâu rằng họ đã đem huy hoắc đi như thế cái sinh-lực có lẽ rất xung-túc mà nòi giống đã truyền lại cho họ. Ngày nay, các nhà y học Đông Tây đều phải công nhận cái địa vị tối quan trọng của những hạch sinh dục trong sự sinh hoạt của cơ thể và tâm hồn (những thí nghiệm của Brown-Séquard, Alexis Carrel, Ogino-Knauss...).
Nếu ta không thấu nhận được cái chân-lý ấy, thì ta sẽ bị cám-dỗ vào những cạm-bẫy giết hại sinh-lực của ta, chôn vùi cuộc đời của ta. Trong các phép dưỡng-sinh quan-hệ, thánh Gandhi cho sự chay tịnh (Brahmacharya) đứng đầu, và tha-thiết khuyên thanh-niên nên lấy vợ lấy chồng rất muộn, sau khi đã dùng sinh-lực của mình để tự tạo ra một cuộc đời hoạt-động.
Những phương-pháp người ta thường dùng để đàn-áp sự dâm-dục thì rất nhiều, song không có hiệu quả mấy, vì thủ-phạm là bản-ngã thường không bị đánh tới. Trong một cuốn sách riêng "Tinh-lực" ở loại thực hành, của bộ "Sức khỏe mới" tôi sẽ trình-bày cách giải-quyết vấn-đề tối quan trọng này.
- Ta hãy trở lại xem bản-ngã cố dùng những đòn hiểm-độc để triệt-hạ sinh-lực. Dưới cái mặt nạ lương-thiện là "tìm thú tiêu-khiển", bản-ngã xô-đẩy chúng ta đi tìm rượu, thuốc phiện, cà-phê, chè tàu, cờ-bạc, hát xướng, sách báo khiêu-dâm... Thần-kinh hễ bị kích-thích trong chốc lát, ta có cái cảm-tưởng rằng ta đã sống một cách mãnh-liệt hơn lúc thường.
Thực ra, đó chỉ là những cái lửa đom-đóm, xanh-xao và chập-chờn, đó chỉ là những cách sống giả-dối rất khốn-khổ. Những vi thuốc độc và những trò chơi "tiêu-khiển" ấy chỉ làm tàn-rụi thêm cái sinh-lực đã leo-lét của ta. Hơn nữa, nếu ta lại nghiện những sự tiêu-khiển ấy — và thường là như thế — thì chả mấy lúc mà sinh-lực ta khô-cạn hết, ta không còn hy-vọng gì vãn-hồi được nó nữa. Đó là bước cuối cùng trên con đường truy-lạc.
B — Ở mặt trận tâm lý, chiến tuyến của kẻ thù kín đáo hơn, những tác động của bản ngã giảo quyệt hơn, song cũng tác ác nhiều hơn. Chiến thuật của bản ngã là vọng tưởng, để làm tàn mạc sinh lực. Ta có thể phân sự vọng tưởng ấy ra làm ba mối:
-
sự nhớ tiếc dĩ vãng
-
sự mơ ước tương lai
-
sự lo âu hiện tại
-
Nhớ tiếc dĩ vãng là một phương tiện an-ủi của bản ngã bèn nhất. Nó sợ hiện tại nên không dám đụng chạm với sự thực trước mắt, nó làm mờ các giác quan đi, để không nhận thấy một cảm-giác gì nữa. Nó làm mê hoặc sinh lực, và sui bẩy cái này đi lục lọi, tìm cho nó những hình ảnh cũ êm dịu, hoặc cay đắng. Nó muốn sống lại những phút đã qua mà nó cho là đầy đủ, mãnh liệt.
-
Mơ ước tương lai cũng là sống bằng hình ảnh cũ. Nhưng có điều khác là bản ngã chọn lọc, trong những hình ảnh cũ, những cái nào đẹp nhất, thú nhất, đem chắp nối lại để thêu dệt một tương lai vừa ý. Trí tưởng tượng làm việc rất nhiều, vì tha hồ lông bông ph óng túng. Bao nhiêu sinh lực của ta đem reo rắc cả vào những mộng-tưởng xa xôi, hão huyền, vô lý.
-
Sự lo âu về hiện tại lại hại hơn cả. Ở đây bản-ngã không đi trốn được hiện tại mà nó sợ hãi. Bắt buộc, nó phải quyết-đoán để hành động. Nhưng nó không dám làm. Nó xếp đi đặt lại mãi những chương trình hành-động, nó nghĩ quẩn nghĩ quanh, nó cân nhắc lại mãi những hình ảnh quen thuộc. Rút cục, không có một hình ảnh nào phát hiện được; những tế-bào trong óc rung động mãi một nhịp, sinh ra mỏi mệt, rồi thân ra rối loạn sai lầm.
Ba trạng thái tâm lý trên kia đều thuộc về tâm-lý bệnh-học. Chúng biểu lộ một sinh-lực quanh-quẩn trong vòng bản-ngã chật hẹp.
Sự vọng-tưởng làm cho sự chủ ý yếu đi, cho trí thông hiểu chậm đi, trí suy xét kém sắc mắc, sự quan-sát thiếu tinh-vi, triết-luận mất hẳn. Nguy hơn nữa, là nó gây ra những trạng-thái hoài-nghi, mập-mờ, hãi-hùng rất đau khổ. Nó rút mòn sinh-lực và cũng không đưa đến một tác động nào ra gì.
Muốn ngăn những khuynh-hướng lố-lăng và tai hại này của bản ngã, người ta thường dùng cách tự dẫn dụ, cách tư-kỷ ám-thị hoặc cách phân-cách tâm-lý (psychanalyse). Người ta muốn dùng lý-trí để chữa bệnh tinh-thần. Song những kết quả không thể nào hoàn toàn được, khi ta chưa phá vỡ được bản ngã. Những người vọng tưởng nhiều là những người ích kỷ nhất, khổ nhất, khó giải thoát nhất.
- Đứng về phương diện xã hội, ta thấy rằng địa vị và nghề nghiệp của ta có ảnh hưởng lớn đến sự phát-triển của sinh-lực. Bản ngã, ở đây, bị thành kiến xã hội sai khiến rất ráo riết, nên nó lại càng bó thiết sinh-lực lắm lắm.
Những thành-kiến của xã-hội đã ăn sâu vào bản-ngã: đó là những trở ngại lớn nhất cho sự sống. Đối với phần đông chúng ta, những thành-kiến xã-hội bó-kết lại thành một động-lực, "một thiện tính thứ hai" để chi phối cả sự hay dở, sự sướng khổ, sự khỏe yếu của ta. Khi xét đến những nguyên nhân đau khổ của đời người, văn sĩ Anatole France đã đứng hẳn về mặt xã-hội, và nhận xét rất tinh vi:
a. — Người ta khổ vì người ta cho rằng người ta không có những cái mà xã hội coi là hạnh phúc tuyệt đối (hạnh phúc tuyệt đối của người đời, tùy theo từng chỗ và từng thời đại, có thể là, danh-giá, hoặc tiền-bạc, hoặc ái-tình, hoặc sức mạnh, ...v.v.)
b. — Người ta khổ vì khi đạt được cái mà xã-hội coi là hạnh-phúc tuyệt đối rồi, người ta lại sợ nó rơi, nó vỡ mất.
c. — Người ta lại khổ vì người ta chịu đựng những cái mà xã-hội ruồng rẫy (ví dụ sự thi trược, sự mặcc áo rách, sự người tri-thức đi làm việc bằng chân tay...)
Nói tóm lại theo ý Anatole France, thì thành-kiến đẻ ra đau-khổ. Muốn tránh đau khổ chỉ có một cách là vứt bỏ hết các thành-kiến. Chính những cái này hút dần hết sinh-lực ta, làm cho ta nhãng bỏ cả thân thể, bóp chết cả tình-cảm, làm mờ ám cả trí tuệ. (Xem cái bệnh hành-tiến ở phần thứ nhì).
Nhiều khi hoàn-cảnh lại ảnh-hưởng đến sinh-lực của ta một cách trực-tiếp hơn nữa. Một người bắt buộc phải làm một nghề không thích hợp với sở-nguyện và tài năng mình, là một người rất yếu-đuối, rất khổ-sở. S ự hoạt-động "trái-cựa" không làm phát-triển sinh-lực được, mà chỉ mang lại cho ta những nhục-nhã, những phiền-muộn mà một người thấy mình vô-tài! Bó là tình cảnh của một trạng-sư nói lắp, của một người thợ vung chân tay, của một trí kinh-doanh thiếu sáng-kiến!
Hoàn-cảnh phức-tạp có khi lại bắt buộc ta tiêu phí rất nhiều sinh-lực. Ví dụ một thanh-niên trung bình, mới trong vòng hai mươi tuổi, vừa ước ao đi học, vừa phải lo sinh-kế cho mình và cho gia-đình mình, vừa gặp phải những cảnh khe-khắt, những nỗi bực-rọc nữa; tình-trạng gay go ấy dần dần rút mòn sinh-lực của người thanh-niên đáng yêu kia. Dù người ấy có ngoan ngoãn và thông-minh đến đâu, sinh-lực cũng dễ bị hoàn-cảnh làm cho mòn-mỏi, khô-cạn. Xem như vậy, thì những tình-cảnh phiền-phức quá thường là tối kỵ cho những sinh-lực trung-bình. Xếp-đặt hoàn-cảnh, âu cũng là một cách giải-quyết gián-tiếp vấn-đề sinh-lực cho những người yếu đuối.
Ở trên đây, đừng vội phe sinh-lực, chương tuổi đã điểm qua một vài trạng đồ quan trọng của kẻ nghịch là bản-ngã ích kỷ. Trong phạm-vi quyền sách này, chúng ta không thể nghiên cứu kỹ lưỡng được những phương-pháp đối phó để để đem ứng dụng trong từng trường hợp riêng(1). Nhưng chúng ta cũng đã thấy rõ sức khỏe không phải là một bảo vật trời để dành riêng cho ai. Sức khỏe là của mọi người. Nhưng nó bị vây-hãm, bị tàn-sát. Ta phải bênh vực nó. Ta phải phá tan những thành trì của bản ngã, phải ngăn trở những tác-động tai-hại của bản-ngã để phòng những mưu-kế hiểm-độc của bản-ngã. Sức khỏe là một chiến-công oanh-liệt. Công cuộc gây dựng sức khỏe chỉ là một sự khôi-phục, nhiều khi đau đớn, khó khăn, lâu-la, nhưng không bao giờ làm cho ta thất vọng. Mỗi khi ta đánh được một đòn vào bản-ngã làm cho nó nứt rạn ra thì sinh lực ta lại phấn khởi lên, tâm hồn ta mở rộng ra, tinh cảm của ta trong trẻo, trí-tuệ ta sáng-suốt, ta cảm thấy rằng ta đã thắng được thần chết trong một keo vật-lộn kịch-liệt.
Những gông cùm của ta rơi vỡ đi, ta rút bỏ hết cả mọi thứ vẫn làm mê hoặc người đời; ta chỉ còn là một sinh lực rất liều, rất ngang tàng, hoàn-toàn trông cậy vào mình, không sợ hãi, không phiền não, không băn khoăn. Ta có thể mặc một cái áo rách, làm một nghề làm lũ để kiếm ăn, ta có thể điềm nhiên nhìn thẳng vào mặt những kẻ kiêu ngạo khinh nhờn ta.
Ta thấy sự sống của ta, tự nó, đã là tất cả cho ta rồi.
"Khi ta đã khám-phá, đã khôi-phục được sự sống, thì sự sống tự nó là cứu cánh cho nó rồi. Sống là đủ rồi" (H. Arthus)